Chất cảm của vật liệu- Ngôn ngữ ngầm của thiết kế

07.01.2020
Vật liệu không phải là thứ vô tri vô giác với nhiệm vụ đơn thuần là đáp ứng các yêu cầu về mặt công năng trong thiết kế nội thất. Vật liệu có cảm xúc riêng, tính cách riêng của nó, tạo nên cá tính khác biệt của cả 1 công trình. Người ta gọi đó là “chất cảm của vật liệu”.

Vật liệu không phải là thứ vô tri vô giác với nhiệm vụ đơn thuần là đáp ứng các yêu cầu về mặt công năng trong thiết kế nội thất. 

Vật liệu có cảm xúc riêng, tính cách riêng của nó, tạo nên cá tính khác biệt của cả 1 công trình. Người ta gọi đó là “chất cảm của vật liệu”. Nói như kiến trúc sư Zomthor - chủ nhân của giải thưởng danh giá Pritzker 2019 – giải Nobel trong lĩnh vực Kiến trúc: “Khi tôi bắt đầu, ý tưởng đầu tiên cho một công trình luôn là vật liệu. Tôi tin kiến trúc là như vậy. Đó không phải là giấy tờ, không phải là các hình khối. Đó là vật liệu và không gian”.
Sử dụng vật liệu và thể hiện rõ chất cảm của nó là một thủ pháp quan trọng, một thứ ngôn ngữ ngầm của thiết kế nội thất. Sự lựa chọn và phối hợp vật liệu hoàn hảo sẽ gợi ra được những cảm xúc cũng như bầu không khí riêng cho không gian. Chúng ta có thể cảm thấy lạnh lẽo hay ấm áp, tươi mát hay nóng bỏng, hào hứng hay thờ ơ, lắng lo hay thoải mái, … khi bước vào một không gian mà vật liệu chính là yếu tố quyết định.
Khác với những không gian công cộng rộng lớn, nhà ở thường là tập hợp các khoảng không gian vừa và nhỏ, gần gũi và thân thiện. Vì vậy, cá tính của cả ngôi nhà hay từng căn phòng cũng như ấn tượng, cảm xúc của chúng ta khi đứng trong đó phụ thuộc phần lớn vào chất cảm của vật liệu hoàn thiện nội thất mà gia chủ lựa chọn.
Có nhiều cách phân loại vật liệu, tuy nhiên, gần gũi nhất có thể kể đến 1 số nhóm tiêu biểu như: đá, gạch, bê tông, gỗ, kính, kim loại, … Mỗi chất liệu ấy có cá tính như thế nào, chất cảm ra sao, phối hợp chúng như thế nào để tạo ra sự tương tác, bài viết dưới đây của khóa Huy Hoàng sẽ giúp quý vị hiểu rõ.

chất cảm, ngôn ngữ, vật liệu

1. Chất cảm của đá

Đá là một vật liệu tùy biến tuyệt vời trong kiến trúc. Từ hàng ngàn năm nay, đá được sử dụng như một vật liệu xây dựng chủ đạo của con người với hàng trăm cách biến tấu, tạo nên những kiệt tác độc đáo và ấn tượng.
Cuộc sống càng hiện đại, đá tự nhiên lại càng được ưa chuộng và càng được đẽo gọt, thổi hồn một cách tài tình hơn. Trong kiến trúc đương đại, đá chủ yếu được sử dụng ở dạng tấm mỏng thanh thoát hay dạng khối kỳ vĩ. Sự ngẫu hứng của vân đá, sự thô ráp hay nhẵn nhụi một cách hoang dại của đá mang đến cảm giác thoát tục, gần gũi với thiên nhiên, vững chắc và kiên cố, nhưng không kém phần sang trọng. Vì vậy, với những không gian có tính chất “bộ mặt của ngôi nhà” như phòng khách, phòng ăn, các kiến trúc sư thường điểm xuyết những bức tường hay những chiếc bàn bằng đá tự nhiên. Tuy nhiên, chất cảm của đá là sắc lạnh, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì vậy, ở những không gian cần cảm giác ấm cúng như phòng ngủ, quý gia chủ nên hạn chế sử dụng chất liệu này.

2. Chất cảm của Bê tông

Không đậm chất cổ điển như gạch và đá, bê tông có phần hiện đại hơn. Ra đời muộn hơn, bê tông khẳng định vị trí của mình bằng khả năng tạo hình không giới hạn. Chịu lực tốt, đơn sắc và vững chãi, bê tông thể hiện sự thô mộc đầy cá tính. Bằng chính sự thô mộc và không giới hạn ấy của mình, bê tông khiến cho không gian trở nên tối giản mà sang trọng, mộc mạc mà thần thái, không nhiều màu sắc nhưng sức gợi hình, gợi cảm không thua kém bất kỳ loại vật liệu đa sắc nào. Sử dụng bê tông trong kiến trúc nội thất có thể xem như một cách để hồi tưởng và ngợi ca về cái đẹp căn cốt nhất, bản chất nhất của vật liệu.

3. Chất cảm của gỗ

Nói đến gỗ, người ta nghĩ ngay đến cảm giác thô mộc, ấm cúng. Không chỉ tham gia vào cấu trúc ngôi nhà, gỗ còn là vật liệu quan trọng cấu thành nên không gian nội thất. Không quá kén chọn vị trí xuất hiện, gỗ có thể sử dụng ở khắp nơi trong không gian: Sàn, tường, trần, đồ đạc,…Dù bóng bẩy, mịn màng hay gồ ghề, thô ráp, với những đường vân thanh thoát, dù nhân tạo hay tự nhiên, gỗ vẫn là vật liệu thiên thần giúp các kiến trúc sư thỏa sức sáng tạo. Nếu gỗ màu trầm toát lên vẻ uy nghi, hoài cổ, vương giả thì gỗ màu nhạt lại mang cảm xúc của sự hiện đại, thanh lịch và trang nhã. Tuy nhiên, nếu lạm dụng gỗ ở quá nhiều các bề mặt, đặc biệt là tường và trần sẽ dễ gây cảm giác bức bối và chật hẹp. Cần điểm xuyết một cách tinh tế để gỗ phát huy được vẻ đẹp và cảm xúc một cách tối ưu.

chất cảm, ngôn ngữ, vật liệu

4. Chất cảm của kim loại

Trong kiến trúc hiện đại, kim loại có một vai trò thiết yếu. Bỏ qua các yếu tố về xây dựng, kim loại chủ yếu xuất hiện dưới dạng các đồ nội thất được gia công tinh xảo mang màu sắc sang trọng, quý phái, đậm chất hoàng gia như vàng đồng, cà phê hay trắng bạc. Không xuất hiện trong hình dạng mảng hay khối lớn như các vật liệu khác, kim loại thường được chế tác ở dạng thanh, mạng hay các họa tiết với kỹ thuật rèn, đúc, dập công phu, nhấn nhá nhẹ nhàng ở các vị trí: lan can, cầu thang, cổng, chạm khắc trên các đồ nội thất, khóa cửa, ... như một nét chấm phá đẳng cấp trong kiến trúc tổng thể của 1 ngôi nhà. Loại vật liệu này có sức mạnh tạo điểm nhấn, sự duyên dáng, mềm mại và làm bừng sáng không gian, mang đến cảm giác quyền quý, hoàng gia với kim loại màu vàng/đồng, cảm giác hiện đại, thanh thoát và sang trọng hút hồn với kim loại màu trắng bạc.

Hãy cùng Khóa Huy Hoàng tìm hiểu các loại khóa với nhiều chất liệu: vàng, đồng, inox, hợp kim tại đây

0
Chat Zalo